1. Hộ kinh doanh là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Nếu các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Như vậy theo Nghị định mới thì kể từ 04/01/2021, Hộ kinh doanh không còn là chủ hộ kinh doanh mà là người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền.
2. Tên hộ kinh doanh được quy định như nào?
Được quy định cụ thể tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
"Cụm từ “Hộ kinh doanh”; Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng chữ cái Tiếng Việt (a – z), có thể kèm theo chữ số (0 – 9) và ký hiệu.
Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thông lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng.
Hộ kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty” và “doanh nghiệp” để đặt tên.
Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng hộ kinh doanh khác trong cùng huyện
Ví dụ: Anh A kinh doanh gạo thì đặt tên là “Hộ Kinh Doanh Vựa Gạo A”
“Hộ Kinh Doanh” là cụm từ bắt buộc
“Vựa Gạo A” là tên riêng của hộ kinh doanh
3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh cần lưu ý những gì?
Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:
Địa điểm kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm đăng ký trụ sở chính. Đồng thời phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường các nơi tiến hành hoạt động kinh doanh còn lại.
Lưu ý: “Thửa đất, tờ bản đồ” không được xem là địa chỉ hợp lệ để được đăng lý làm địa điểm hộ kinh doanh. Địa chỉ được xem là hợp lệ cần phải có:
“Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn, Xã/Phường/Thị trấn, …”
Ví dụ: Số 5, đường Nguyễn Văn A, khu phố 4, Phường …
4. Vốn điều lệ đăng ký bao nhiêu là hợp lý?
Trong Nghị định không có quy định về số vốn tối đa hay tối thiểu mà một hộ kinh doanh phải đăng ký. Điều này còn tùy thuộc vào khả năng, quy mô ngành nghề mà cá nhân đó đăng ký.
Là người mới bắt đầu kinh doanh số vốn còn nhiều hạn chế, các bạn nên cân nhắc đăng ký số vốn vừa phải. Khi tình hình hoạt động kinh doanh phát triển quy mô lớn dần thì điều chỉnh tăng số vốn sẽ tốt hơn
Lưu ý: Số vốn điều lệ cũng góp một phần vào việc đóng thuế nhiều hay ít của bạn.
5. Hộ kinh doanh có được đăng ký đăng ký bao nhiêu ngành nghề?
Hộ kinh doanh có thể đăng ký các ngành, nghề mà pháp luật không cấm theo Điều 6 Luật đầu tư năm 2020 có nêu.
Như vậy hộ kinh doanh không bị giới hạn về ngành nghề như bạn nghĩ.
Lưu ý: Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Nhưng phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Được quy định cụ thể tại Khoản 2 điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
6. Hộ kinh doanh đóng thuế gì?
Như trên đã nêu thì vốn điều lệ ảnh hưởng đến số thuế hàng tháng bạn phải nộp. Cơ quan thuế sẽ dựa vào các yếu tố sau để áp mức thuế khoán phù hợp:
• Mực vốn điều lệ cao hay thấp;
• Địa điểm đặt trụ sở kinh doanh trong khu vực nào.
Vd: Khu vực có thuận lợi cho việc kinh doanh không, mặt tiền hay trong hẻm, đông dân cư hay thưa thớt,…
• Mặt hàng bạn kinh doanh có giá trị cao hay thấp, được thị trường ưa chuộng hay không?
Hộ kinh doanh được áp mức thuế khoán, việc tính thuế GTGT, thuế TNCN như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ thuế GTGT. Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ thuế TNCN.
Tỷ lệ thuế GTGT và thuế TNCN còn tùy thuộc vào ngành nghề mà có mức áp dụng khác nhau.
>>> Xem thêm: Thuế hộ kinh doanh được tính như thế nào?
Ngoài ra hàng năm hộ kinh doanh phải đóng thêm 1 khoản phí nữa là lệ phí môn bài. Theo Khoản 1 Điều 3 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP có quy định.
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài
Mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 triệu đồng/năm;
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm
7. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cần chuẩn bị gì?
Hồ sơ đăng ký gồm:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
Giấy tờ pháp lý cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (chỉ khai khi các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh);
Văn bản ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ (cả hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh)
Văn bản ủy quyền nếu bạn sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh của Minh Hải Phát (Bạn chỉ cần cung cấp thông tin mà bạn muốn đăng ký trên giấy phép, việc còn lại hãy giao cho đội ngũ của chúng tôi đám nhiệm trọng trách này)
>> Xem thêm: 07 Thay đổi mới về Hộ kinh doanh cá thể mà bạn chưa biết!
Thủ tục được quy định cụ thể tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký hộ kinh doanh
>> Để lại thông tin ở đây để được tư vấn miễn phí!
LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ BẤT ĐỘNG SẢN MINH HẢI PHÁT
Minh Hải Phát chuyên gia hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, xin cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết, chúc các bạn thành công trên con đường mình chọn ^^.
Địa chỉ: D6-17, đường N19, khu đô thị Thịnh Gia, Tân Định, Bến Cát, Bình Dương
Điện thoại: 0342 202 498 – 0902 107 026 (zalo)
Email: taphat42@gmail.com – haotran9826@gmail.com